Xây dựng nông mới ở An Nhơn- Tám năm nhìn lại

Thứ bảy - 12/12/2020 03:42 116 0
Cuối năm 2011 huyện An Nhơn được nâng lên thị xã, gồm 5 phường nội thị và 10 xã nông thôn, cũng là năm An Nhơn cùng cả nước bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 800/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ.

An Nhơn bắt tay triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, trình tự theo các quyết định, kế hoạch, chương trình, mục tiêu và lộ trình cụ thể từng giai đoạn, xuyên suốt từ 2011- 2015 và 2016- 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, từ chọn đơn vị làm điểm, rút kinh nghiệm để nhân rộng. Nhơn Lộc được chọn là một trong các xã thí điểm của tỉnh cũng ở điểm xuất phát chỉ mới đạt 9 tiêu chí, các xã còn lại ở mức dưới 5 tiêu chí. Nhơn Lộc tiến hành khảo sát, lập Đề án quy hoạch, bám sát từng tiêu chí, xác định từng nội dung công việc, chọn khâu đột phá để tạo ra sức lan tỏa, thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển.
Vạn sự khởi đầu nan, xã Nhơn Lộc chọn một số khâu then chốt để tập trung triển khai. Trước hết là quán triệt trong toàn bộ cán bộ, đảng viên và các đoàn thể nhân dân về chủ trương xây dựng nông thôn mới, tạo sự đồng thuận từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Thứ hai là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển sản xuất, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành nghề, dịch vụ, nhất là khu vực trung tâm xã và các làng nghề truyền thống, phân công lại lao động, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nông dân. Thứ ba là huy động từ nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nhất là hạ tầng giao thông bằng nhựa hóa đường lộ, bê tông hóa đường làng ngõ xóm, cứng hóa đường đồng và các thiết chế văn hóa, gắn với với việc đảm bảo vệ sinh môi trường. Thứ tư là củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị, nhất là tổ chức Đảng làm hạt nhân lãnh đạo, đưa phong trào cách mạng của xã phát triển toàn diện.
Làm tốt bốn vấn đề cốt lõi đó là tạo được sự chuyển biến tích cực, toàn diện, chi phối toàn bộ hoạt động của xã, phấn đấu đưa xã điểm Nhơn Lộc về đích trước thời gian, hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2014.
Kinh nghiệm rút ra từ những công việc cụ thể ở xã điểm của tỉnh ở Nhơn Lộc, từ năm 2012 các xã còn lại đều đồng loạt triển khai lập Đề án, xúc tiến quy hoạch và lần lượt triển khai từng nội dung. Hai xã Nhơn An và Nhơn Phúc được chọn làm điểm của thị xã, sau hơn ba năm khẩn trương thực hiện, đến cuối năm 2015, hai xã Nhơn An và Nhơn Phúc đã về đích xây dựng nông thôn mới.
Như vậy, giai đoạn đầu 2011- 2015, thị xã An Nhơn đã có 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới, bằng 30%, cao hơn mức bình quân 23% của cả nước ở thời điểm này. Bảy xã còn lại vừa làm vừa học tập kinh nghiệm của các xã về đích trước, khẩn trương tổ chức thực hiện, đến tháng 8/2016, bình quân mỗi xã đạt được là 15/19 tiêu chí. Riêng ba xã Nhơn Thọ, Nhơn Phong và Nhơn Khánh chạy đua với thời gian, phấn đấu đến cuối năm 2016 hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí. Vậy là thị xã An Nhơn có thêm 3 xã nữa hoàn thành mục tiêu xây dựng dựng nông thôn mới, đạt 60%.
Từ kết quả đạt được ở 6 xã, có thể rút ra một số vấn đề cần quan tâm trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới ở An Nhơn. Đó là tạo cho được sự đồng thuận từ trong Đảng ra đến nhân dân, cả hệ thống chính trị đều xắn tay vào cuộc. Rà soát từng công việc và chọn vấn đề khó làm khâu đột phá, không để bị nghẽn, gây ách tắt cho các khâu công việc khác, để phong trào phát triển toàn diện, vừa tuân thủ theo hướng dẫn của cấp trên vừa có cách làm sáng tạo sát hợp với tình hình thực tế ở từng xã. Xác định tính tiền phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên và tranh thủ người có uy tín ở từng thôn xóm, trong các họ tộc. Về vấn đề huy động và sử dụng vốn từ các nguồn đều phải được công khai, minh bạch. Khi đã được công nhận đạt chuẩn không được thõa mãn dừng lại, mà cần phát huy thành quả, tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng từng tiêu chí, đặc biệt là chất lượng cuộc sống của người dân…tiếp tục phấn đấu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nâng cao.
Liên tục phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” từ  giai đoạn 2012- 2015 vào năm 2012, rồi “Phong trào toàn dân chung sức hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu” vào năm 2018, và đẩy mạnh các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Dân vận khéo”; “Gia đình 5 không, 5 sạch”; “Thanh niên tình nguyện”; “Nhà sạch, vườn đẹp”; “Tổ tự quản về bảo vệ môi trường”…
Các phong trào cách mạng đều hướng tới mục tiệu xây dựng nông thôn mới, phát triển phong trào cách mạng toàn diện trong thị xã, thể hiện sự đồng thuận trong hệ thống chính trị và vai trò chủ thể của người dân, nên thực tế cho thấy “Khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Một khi ý Đảng đã hợp với lòng dân, thì nguồn lực tiềm tàng trong dân được khơi dậy, tự nguyện đóng góp xây dựng nông thôn mới. Trong tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã gần 8 năm qua là trên 1.327 tỷ đồng, trong đó nhân dân đã đóng góp gần 125 tỷ, chiếm 9,4 %, người dân tự nguyện hiến 92.137 mét vuông đất, gần 100 ngàn ngày công, hàng vạn cây cố, vật kiến trúc các loại…có giá trị nhiều chục tỷ đồng.
Những con số biết nói rất sinh động từ phong trào vận động quần chúng xây dựng nông thôn mới, là động lực thúc đẩy quá trình thực hiện, để có cuối năm 2017 xã Nhơn Hậu về đích và cuối năm 2018 ba xã còn lại là Nhơn Mỹ, Nhơn Tân, Nhơn Hạnh cùng hoàn thành toàn bộ 19 tiêu chí. Thị xã An Nhơn có 10/10 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, về đích trước hai năm, đạt 100%, trong khi toàn tỉnh đạt 64,9%, cả nước đạt 52%
Mỗi tiêu chí đạt được đã phản ánh chỉ số hưởng lợi của người dân tăng lên. Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn 2011- 2018 tăng bình quân hàng năm 17,53%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp- xây dựng từ 46,5% (2011) lên 65,4%, thương mại- dịch vụ từ 16% (2011) lên 19,3% (2018). Thu nhâp bình quân đầu người nông dân đến cuối năm 2018 gần 37 triệu đồng, tăng hơn 25 triệu so với năm 2011. Điển hình là xã Nhơn Hậu tăng từ 9 triệu lên 38,315 triệu đồng, xã Nhơn Tân từ gần 6 triệu lên trên 38 triệu…Tương ứng với mức thu nhập đầu người tăng lên là tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống, đến cuối năm 2018 hộ nghèo đa chiều chỉ còn 2,56%, giảm 5,8% so với năm 2011, nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo dưới 2% như Nhơn Khánh, Nhơn Phong…
Kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không ngừng được tăng cường, nhất là hạ tầng giao thông ở địa bàn vốn bị chia cắt bởi các nhánh sông Côn, là một cố gắng rất lớn, một thành tựu diệu kỳ. Kết quả đó đã làm cho diện mạo nông thôn đổi mới từng ngày, hơn 512 km đường giao thông nông thôn được nắn tuyến, mở rộng, nâng cấp, nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa. Cùng với đó là hàng chục chiếc cầu kiên cố lần lượt bắc qua các nhánh sông, thay các bến đò ngang ở những địa bàn ốc đảo, kết nối giao thông liên vùng. Gần 200 km các tuyến đường qua trung tâm các xã, các trục giao thông chính và cả đường làng, ngõ xóm, trở thành mô hình “Ánh sáng an ninh”, “Thắp sáng đường quê”. Hơn 208 km kênh mương cấp 3 trục chính do xã quản lý được kiên cố hóa, trên 40 công trình đê kè dài hơn 30 km được gia cố. Hệ thống kênh cấp 1, cấp 2 và Hồ Núi Một được tỉnh trực tiếp đầu tư nâng cấp kiên cố. Gần 500 km đường dây trung, hạ áp và 157 trạm biến áp được ngành điện nâng cấp, sửa chữa, lắp đặt mới để ổn định lưới điện phục sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Cùng với đó là cơ sở vất chất và trang thiết bị các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao cũng được đầu tư khá đồng bộ. 60/60 trường học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trong thị xã được trang bị camera an ninh, 100% số trường cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt chuẩn quốc gia. Xây mới 10 nhà văn hóa và sân thể thao cấp xã, 62 nhà văn hóa cấp thôn, nhiều nhà văn hóa thôn gắn với sân thể thao đạt chuẩn theo quy định. 5/10 xã xây dựng công viên trung tâm quy mô trên 1.000 mét vuông, 5 xã còn lại bố trí điểm vui chơi giải trí cho trẻ em và người cao tuổi, thành lập 240 câu lạc bộ văn hóa văn nghệ. Toàn thị xã có 19 di tích lịch sử- văn hóa, trong đó có 7 di tích cấp quốc gia và các giá trị văn hóa phi vật thể không ngừng được bảo tồn và phát huy, gắn với 28 làng nghề truyền thống, nhằm khai thác tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng. Đồng thời tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân, nhất là xử lý rác thải, sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.
Chủ trương xây dựng nông thôn mới như luồng gió mới thổi vào nông thôn, thúc đẩy sự nghiệp tam nông (nông nghiệp, nông dân, nông thôn) phát triển toàn diện, bộ mặt nông thôn đổi mới từng ngày, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng cải thiện, cảnh quan môi trường ngày càng xanh- sạch- đẹp, an ninh trật tự và an toàn xã hội ở nông thôn được đảm bảo và giữ vững, hệ thống chính trị  được củng cố kiện toàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ...
Thị xã An Nhơn và huyện Hoài Nhơn vinh dự được Thủ tướng Chính phủ trực tiếp trao bằng công nhận hoàn thành và đạt chuẩn nông thôn mới, dẫn đầu toàn tỉnh. Thủ tướng biểu dương những thành tích đáng tự hào trong xây dựng nông thôn mới mà đảng bô, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Định nói chung, thị xã An Nhơn và huyện Hoài Nhơn nói riêng đã nổ lực trong nhiều năm qua, góp phần cùng cả nước thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Cùng với niềm tự hào đó là cần nhanh chóng khắc phục những tồn tại, hạn chế. Đó là: không ngừng nâng cao các tiêu chí, quan tâm đến tăng thu nhập và mức hưởng thụ của nhân dân, rút dần khoản cách giữa thành thị và nông thôn; quản lý, bảo trì và sử dụng, khai thác có hiệu quả kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, các thiết chế văn hóa…Tiếp tục phát huy sức mạnh của cả cộng đồng chung tay góp sức xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, làm cho quê hương giàu đẹp, văn minh, lịch sự, đáng sống.

Nguồn tin: theo annhon.binhdinh.gov.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay68
  • Tháng hiện tại225
  • Tổng lượt truy cập18,375
Văn bản mới

4622/BGDĐT-CNTT

Công văn số 4622/BGDĐT-CNTT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2016 – 2017

Thời gian đăng: 10/08/2017

lượt xem: 92 | lượt tải:30

80/2014/QĐ-TTg

Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước

Thời gian đăng: 10/08/2017

lượt xem: 86 | lượt tải:24

20/2014/TT-BTTTT

Thông tư 20/2014/TT-BTTTT của Bộ TT&TT ban hành ngày 05/12/2014 quy định về các sản phẩm phần mềm nguồn mở (PMNM) được ưu tiên mua sắm, sử dụng trong cơ quan, tổ chức nhà nước.

Thời gian đăng: 10/08/2017

lượt xem: 83 | lượt tải:26

72/2013/NĐ-CP

Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng

Thời gian đăng: 10/08/2017

lượt xem: 89 | lượt tải:42

310/BTTTT-ƯDCNTT

Công văn số 310/BTTTT-ƯDCNTT ngày 10/02/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn áp dụng bộ tiêu chí đánh giá cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước

Thời gian đăng: 10/08/2017

lượt xem: 78 | lượt tải:22
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây